Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Mui dai

Tìm ra cách nhận biết người nói dối "đích thực"



Các nhà khoa học đã tìm được bí kíp để phát hiện ra một người thường xuyên nói dối...
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra nhiều dấu hiệu nhận biết của người nói dối, đó là dựa vào ngôn ngữ cơ thể như cọ mũi, giật mạnh dái tai, đổ mồ hôi hay tránh nhìn trực tiếp vào mắt. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc ĐH Amsterdam cho biết, bạn không cần phải quan sát hành động, ngôn ngữ cơ thể mà chính người nói dối sẽ tự bộc lộ mình.
Theo nghiên cứu, cách tốt nhất để phát hiện ra ai đó đang nói dối là hãy hỏi thẳng những gì họ nói, kiểu "Câu vừa rồi là nói dối hay nói thật? Bạn có nói dối không?"... Bởi những "chú Cuội" thường sẽ thừa nhận rằng mình có nói dối hay không do sự thiếu chắc chắn khi lời nói vừa thốt ra.
Tìm ra cách nhận biết người nói dối "đích thực"
Các nhà khoa học đã tiến hành một cuộc thử nghiệm với 527 người và yêu cầu họ trả lời câu hỏi đã nói dối những gì trong suốt 24h qua. Sau khi thống kê tất cả câu trả lời, các chuyên gia cho biết, có 5% các tình nguyện viên đã thừa nhận, trong những lời nói vừa rồi có 40% là dối trá.
Nhà nghiên cứu thuộc ĐH Amsterdam tiếp tục tiến hành cuộc thử nghiệm để xem mức độ nói dối của những người này. Theo đó, họ yêu cầu người tham gia thử nghiệm chơi trò chơi xúc xắc, số tiền nhận được sẽ tùy thuộc vào con số họ có được trên quân xúc xắc.
Bởi nghĩ các nhà nghiên cứu không thể nhìn thấy con số thực tế, do đó, người chơi được tự do gian lận và báo điểm số cao hơn. Do đó, có nhiều người đã nói dối về điểm số của mình.
Tìm ra cách nhận biết người nói dối "đích thực"
Người tham gia nghiên cứu Bruno Verschuere thuộc ĐH Amsterdam cho biết: "Sự thật là những người tham gia trò chơi đã nói dối nhiều hơn trong cuộc thử nghiệm xúc xắc. Điều này cho thấy, nếu có cơ hội, họ sẽ nói dối. Tuy nhiên, cũng cần ghi nhận rằng, họ đã trung thực nói về sự không trung thực của mình nếu được hỏi lại về sự chắc chắn".
Các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra, trung bình mỗi người nói dối 2 lần/ngày và thời điểm nói dối nhiều nhất là đầu giờ chiều.
Theo PLXHhttp://www.khoahoc.com.vn/khampha/kham-pha/50979_Tim-ra-cach-nhan-biet-nguoi-noi-doi-dich-thuc.aspx  

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Phát hiện rau Trung Quốc

Cà rốt, khoai tây, gừng, súp lơ, tỏi, hành tây... Trung Quốc đang bày bán tràn lan ở khắp các chợ TP HCM với vẻ ngoài bóng bẩy, căng mọng, thời hạn sử dụng lâu mà giá rẻ 20-50% so với hàng Đà Lạt.
Theo chia sẻ của các tiểu thương ở chợ Thị Nghè, Bà Chiểu, Thái Bình..., hàng nông sản Trung Quốc chiếm một nửa tới hai phần ba lượng bán ra mỗi ngày. Giới kinh doanh hàng ăn, nhà hàng chuộng loại này hơn bởi ưu điểm màu sắc đẹp, củ quả to tròn, dùng được lâu, có loại giá rẻ hơn hàng Đà Lạt một nửa.
Tuy nhiên, "chất lượng sản phẩm kém, thậm chí chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, để cả tháng trời vẫn không hư hỏng nên chính tôi cũng không dám dùng loại này", chị Tám, tiểu thương chợ Thị Nghè nói. Khách tới mua, chị đều chỉ rõ cho khách biết đâu là hàng Trung Quốc, Đà Lạt để mọi người tự chọn lựa cho thực đơn gia đình.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó giám đốc Công ty quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức lấy ví dụ, hành tây ở TP HCM chủ yếu là hàng Trung Quốc vì ở Việt Nam loại này khó trồng, nếu trồng được cho củ nhỏ và mẫu mã không đẹp.
Bí quyết nhận diện nông sản Trung Quốc
Bên trái là khoai tây Đà Lạt, vỏ mỏng nên khi đổ đống, các củ va chạm dễ bị tróc vỏ, ruột vàng, mắt khoai nhỏ, giá 30.000 đồng một kg. Khoai Trung Quốc (bên phải), củ to, mắt to, vỏ dày, bị sượng khi nấu chín, giá 25.000 đồng một kg.
Bí quyết nhận diện nông sản Trung Quốc
Cà rốt Đà Lạt (bên trái) da sần, màu cam nhạt, cuống lá còn nguyên, vị ngọt thanh tự nhiên, hiện có giá 22.000 đồng một kg. Ngược lại, cà rốt Trung Quốc (bên phải) da bóng láng, củ to, tròn đều, không cuống, màu cam đậm, vị nhạt, giá 15.000 đồng một kg.
Bí quyết nhận diện nông sản Trung Quốc
Trong hình là cải thảo Đà Lạt, 15.000 đồng một kg, bắp tròn trịa. Còn bắp Trung Quốc lá xanh đậm, thon dài, rẻ hơn hàng Đà Lạt 3.000 đồng.
Bí quyết nhận diện nông sản Trung Quốc
Súp lơ xanh của Đà Lạt (bên trái), còn lá và thân đầy đủ, vị ngọt đậm đà, giá 30.000 đồng một kg. Súp lơ Trung Quốc bị cắt mất thân và bọc trong bao xốp, rẻ hơn 5.000 đồng, chất lượng kém hơn so với hàng Đà Lạt, để cả tháng vẫn trắng tươi, không bị hỏng.
Bí quyết nhận diện nông sản Trung Quốc
Bên trái là tỏi Bắc, vẻ ngoài xấu xí, các tép tỏi nhỏ, khó bóc vỏ, được bán giá 120.000 đồng một kg. Tỏi Trung Quốc (bên phải ) tròn, to, mỡ màng, dễ bóc vỏ, giá 60.000 đồng nhưng không thơm nồng như hàng trong nước.
Bí quyết nhận diện nông sản Trung Quốc
Hành Tây trong ảnh là hàng Trung Quốc, củ to, bóng, tròn và củ nào cũng có kích cỡ to đều như vậy. Giá 20.000 đồng một kg.
Bí quyết nhận diện nông sản Trung Quốc
Bên trái là gừng Việt Nam, lớp vỏ xỉn màu, nhiều rễ và nốt sần sùi, bẻ đôi củ sẽ thấy có đường gân bên trong, giá 30.000 đồng một kg. Còn bên phải là gừng Trung Quốc màu vàng nhạt, lớp vỏ nhẵn nhụi, căng mọng, củ to, đều, ít nốt sần sùi, được vệ sinh rất sạch sẽ, 20.000 đồng một kg. Gừng Trung Quốc đẹp hơn gừng trong nước nhưng mùi thơm thua xa.
Bên trái là gừng Việt Nam, lớp vỏ xỉn màu, nhiều rễ và nốt sần sùi, bẻ đôi củ sẽ thấy có đường gân bên trong, giá 30.000 đồng một kg. Còn bên phải là gừng Trung Quốc màu vàng nhạt, lớp vỏ nhẵn nhụi, căng mọng, củ to, đều, ít nốt sần sùi, được vệ sinh rất sạch sẽ, 20.000 đồng một kg. Gừng Trung Quốc đẹp hơn gừng trong nước nhưng mùi thơm thua xa.

Rửa rau quả an toàn

Tùy từng loại rau ăn lá, ăn củ, quả hay ăn hoa bạn nên có cách rửa riêng. Rau sạch nhất khi được rửa dưới vòi nước sạch.
Các chuyên gia về rau khuyến cáo, nếu không rửa đúng cách, rau bẩn vẫn hoàn bẩn. Bạn đừng nghĩ sản phẩm tươi là an toàn, không chứa các mầm bệnh. Sự thực thì ngược lại, các sản phẩm hoa quả, trái cây dù tươi đến đâu cũng vẫn có thể mang mầm bệnh.

Những sai lầm khi rửa rau củ

Nhiều người cho rằng, rau chỉ cần rửa 2-3 nước là sạch, khi nấu lên các vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế để rau thực sự sạch thì cách rửa phải cầu kỳ hơn thế rất nhiều. Theo tiến sĩ Phan Thanh Tâm, bộ môn Công nghệ thực phẩm - Sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội, nếu chỉ rửa 2-3 nước khó có thể loại bỏ được tối đa tạp chất bẩn như đất, rác, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy.
Cách rửa rau củ sạch và an toàn
Ảnh: onlymyhealth.com
Các chuyên gia ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP HCM) đã lấy ngẫu nhiên 104 mẫu rau thuộc 8 loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất như xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô (cải cúc), rau má, rau thơm gia vị (húng, tía tô, húng quế...) từ một số chợ để nghiên cứu, làm xét nghiệm. Kết quả, có những loại rau bị nhiễm ký sinh trùng 100% như xà lách xoong, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô, rau má. Số còn lại như xà lách, rau muống, rau gia vị cũng bị nhiễm ký sinh trùng 92,3%.
Sau đó các rau trên được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường rồi được làm xét nghiệm lại. Kết quả cho thấy sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%.
Nhiều chị em lại cho rằng chần qua rau rồi nấu cho an toàn nhưng đây cũng có một sai lầm. Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh, bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.

Nước rửa rau quả không an toàn tuyệt đối

Ngoài việc ngâm nước muối cho rau quả, các bà nội trợ còn biết đến nước rửa rau quả hiện bán trên thị trường. Thành phần chính của các loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium, hương liệu... Tuy vậy, loại nước rửa rau quả này cũng không thể loại bỏ hết vi khuẩn trong rau củ. Theo bà Nguyễn Thị Hoa, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, các loại nước rửa hoa quả này không phải là thần dược có thể khử được 100% hoá chất độc hại trong rau quả.
Nước rửa rau quả có thể loại bỏ nhanh các vết bẩn và một số hoá chất độc hại bám trên bề mặt rau quả “không an toàn”, trong khi thuốc bảo vệ thực vật thường ngấm sâu vào bên trong. Khi hoa quả bị hoá chất độc hại ngấm sâu, các loại nước tẩy rửa không thể nào phát huy được hết tác dụng. Đối với các loại rau quả được phun thuốc lâu ngày, thuốc ngấm sâu vào bên trong thì nước rửa hầu như là vô hiệu. Đấy là chưa kể đến việc, hiện nay, thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều hoạt chất cũng như có nhiều thương hiệu sản xuất. Mỗi loại có tính chất riêng, một vài hoạt chất rửa được rau quả này, không rửa được ở rau quả khác.
Cách rửa rau củ sạch và an toàn
Ảnh: blog.energyearth.com
Đồng quan điểm, phó giáo sư, tiến sĩ Ngô Quốc Quyền, Viện Hoá học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam cũng khẳng định, không thể có bất cứ loại tẩy rửa nào đảm bảo rửa sạch rau một cách tuyệt đối. Nếu nước rửa rau quả sử dụng các chất như nước khử ion... chỉ có tính chất sát trùng, sát khuẩn, chứ không có khả năng tẩy rửa, còn nếu sử dụng các chất hoá học để tẩy rửa thì rất có thể sẽ gây ra những tác hại xấu.

Máy rửa rau quả cũng có thể phản tác dụng

Hiện trên thị trường có nhiều loại máy rửa rau quả bằng ozone. Theo ông Dương Minh Trí, Phó viện trưởng Viện Vật lý TP HCM, về mặt khoa học, ozone là một loại khí rất độc, có thể gây bệnh ung thư. Theo nguyên tắc đó, không thể sử dụng ozone trong gia đình, nhà bếp. Để rửa sạch các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất độc hại có trong rau quả, những chiếc máy sử dụng công nghệ sục khí ozone này phải đạt đủ nồng độ ozone trong nước. Nhưng khi đã đủ nồng độ sát trùng hoặc có thể chưa đủ độ thì khí cũng sẽ thoát ra ngoài bếp nên sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe người nội trợ.
Mặt khác theo khoa học, không được dùng ozone vào nước đã có clo, bởi nó có thể tạo ra một hợp chất mới độc lại bền. Trong khi nước máy hiện nay có chứa khá nhiều clo.

Nguyên tắc rửa từng loại rau xanh

Theo các chuyên gia, rau xanh được chia làm 4 loại: lá, quả, củ và hoa. Mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn, ô nhiễm nguồn nước khác nhau nên khi rửa cần phân loại để làm sạch.
Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Các cành rau nhỏ như rau muống... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước. Cách tốt nhất hiện nay để loại bỏ các khuẩn tả là ngâm qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.
Cách rửa rau củ sạch và an toàn
Ảnh: thevegworld.com
Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Khi mua về không nên ăn liền theo thói quen vẫn tồn tại của người Việt Nam. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc phân hủy. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muối hay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn. Khi phun người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.
Rau gia vị chỉ cần rửa qua. Các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi... cũng cần phải rửa sạch như các loại rau khác vì nhiều nơi trồng hành còn bẩn hơn cả rau, họ có thể tưới phân tươi... nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao.

Cách nhanh nhất loại sạch vi khuẩn

Rửa tất cả mọi thứ, kể cả những sản phẩm đã được “gắn mác” là “ăn luôn” hay “rửa trước khi ăn”. Hãy nhớ rằng ngay cả khi bạn gọt vỏ hoặc cạo bỏ lớp ngoài, các vi trùng, bụi bẩn, thuốc trừ sâu… trên bề mặt vẫn có thể phát tán tới tận những gì cuối cùng bạn ăn.
Nên rửa rau dưới vòi nước sạch: Sử dụng vòi nước máy, dùng nước lạnh tốt hơn. Với các hoa quả hay rau củ mềm thì chà xát nhẹ nửa phút đến một phút, tránh mạnh tay kẻo rau củ bị nát. Những sản phẩm khó cọ thì dùng các loại bàn chải phù hợp để cọ.
Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa, chất tẩy trắng: Các chất này có thể xâm nhập vào sản phẩm. Không có gì có thể đảm bảo các chất này giúp làm cho trái cây và các loại rau sạch hơn cách thức rửa khác
Rửa thật kỹ: Hãy chắc chắn rằng sau khi rửa thì rau củ quả sạch sẽ, không còn nếp nhăn và các đường nứt còn sót lại bên ngoài, loại bỏ các phần bị hư hỏng, và lá bên ngoài…
Lau khô trái cây và rau: Dùng khăn giấy sạch để lau khô trái cây nhằm loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại sau khi rửa.

Phương pháp đơn giản giúp giảm nhẹ thuốc trừ sâu

Theo chuyên gia dinh dưỡng, tiến sĩ Cao Thị Hậu, để đạt năng suất cao hoặc để diệt các loại sâu rầy, đặc biệt là đối với một số loại rau quả dễ bị sâu phá hại, một số nông dân đã sử dụng quá nhiều phân bón hoá học hoặc phun thuốc trừ sâu đến sát ngày thu hoạch, không tuân thủ thời gian cấm phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch như quy định. Mặt khác, một số loại rau quả được trồng trong vùng đất bị ô nhiễm, tưới phân tươi hay nước thải bẩn cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khoẻ người tiêu dùng. Do vậy, để làm giảm hàm lượng thuốc trừ sâu trong rau quả, bạn cần:
1. Ngâm rau trong nước sạch khoảng 5-10 phút mới rửa hoặc dùng nước vo gạo để ngâm, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.
2. Dùng nước muối 5% rửa rau.
3. Dưa chuột, cà tím hoặc những loại củ quả có lượng thuốc trừ sâu đậm đặc tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn.
4. Làm nóng ở nhiệt độ cao cũng làm cho thuốc trừ sâu phân giải, một số loại rau chịu nhiệt như súp lơ, đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu suy giảm 30%, sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu.
5. Ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%.

Kỹ năng sơ cứu cơ bản


Bạn không cần phải là một chuyên gia y tế mới có thể cứu sống mạng người khi cần thiết. Hô hấp nhân tạo, sơ cứu người bị đau tim, chảy máu nhiều, bỏng, tắc thở vì có dị vật, cứu người chết đuối, đỡ đẻ và di chuyển nạn nhân có cân nặng quá lớn là các kỹ năng bất kì ai cũng cần nắm vững.
Nguyên tắc quan trọng nhất trước khi bạn học cách cứu người là phải gọi điện cho bệnh viện hoặc các đơn vị có khả năng cấp cứu ngay lập tức. Sau đó, trong thời gian chờ đợi, hãy xem xem bạn có thể giúp đỡ nạn nhân theo cách nào. Ngoài ra, hãy lưu ý tới sự an toàn của chính bản thân mình. Trong nhiều trường hợp, nếu bạn tự làm cho mình bị thương, bạn sẽ không giúp đỡ được cho bất kì ai cả.

Hô hấp nhân tạo/ép tim thổi ngạt

Khi nói tới "kỹ năng cứu mạng" người khác, có lẽ điều đầu tiên mà bạn nghĩ tới sẽ là hô hấp nhân tạo. Kỹ năng này sẽ quyết định giữa sự sống và cái chết cho những người đã bị lâm vào tình trạng tim ngừng đập. Tốt nhất là bạn nên tham gia một khóa học về kỹ năng hô hấp nhân tạo, nhờ đó bạn có thể thực hành kỹ năng này một cách đúng trình tự và thu nhận được các kinh nghiệm quan trọng trong quá trình học.
Tuy vậy, ngay cả khi không được đào tạo, bạn vẫn có thể cứu mạng người nếu xung quanh không có ai. Hãy xem đoạn video chỉ dài 3 phút sau đây.
Bạn có thể thực hiện quá trình ép tim thổi ngạt (hô hấp nhân tạo chỉ sử dụng tay) trên bất kì bệnh nhân nào, trừ trẻ sơ sinh. Với kỹ thuật này, bạn sẽ nhấn lồng ngực của người bệnh xuống khoảng 3cm rồi thả ra với tốc độ 100 lần/phút cho tới khi nhân viên cấp cứu tới nơi. Theo Liên hiệp Tim mạch Hoa Kỳ, bạn không nhất thiết phải nâng cổ và thổi khí vào bên trong mồm của nạn nhân.

Nạn nhân bị đau tim

Đôi khi, biểu hiện của cơn đau tim có thể là rất rõ ràng, ví dụ như tim ngừng đập; trong một số trường hợp khác cơn đau tim có thể giống như cảm giác nóng rát sau xương ức. Cứ 7 ca tử vong tại Mỹ thì lại có một ca có nguyên nhân là bệnh tim, do đó bạn cần nắm vững các triệu chứng của cơn đau tim:
 8 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết
- Tức ngực, cảm giác đau ở ngực hoặc ở cánh tay, có thể lan ra vùng cổ, quai hàm.
- Buồn nôn, đầy bụng, đau vùng bụng.
- Thở nhanh, khó thở.
- Đổ mồ hôi.
- Cảm giác hồi hộp, bất an.
- Mệt mỏi.
- Khó ngủ
- Đầu óc không tỉnh táo.
Sau khi gọi trợ giúp, nếu người bị nạn lớn hơn 16 tuổi và không bị dị ứng với aspirin và cũng đang không sử dụng các loại thuốc có thể gây tương tác với aspirin, hãy cho họ uống một viên aspirin nhằm giảm mức tổn thương tim.

Làm thế nào để cứu người đang bị tắc thở vì dị vật trong cổ họng

Nếu đường hô hấp của nạn nhân đang bị tắc vì có thức ăn hoặc các loại dị vật khác, hãy để ý xem người này có đang ho hay không. Nếu họ còn tỉnh táo, hãy bảo họ ho càng mạnh càng tốt. Nếu người này không thể ho, thở hay nói, bạn cần thực hiện cách sơ cứu Heimlich:
- Gọi cấp cứu ngay lập tức.
- Hướng người bị nạn về phía trước và dùng ức bàn tay đấm mạnh vào lưng người đó 5 lần.
- Xốc mạnh bụng của người bị nạn 5 lần: 2 tay vòng lên trước bụng, một tay nắm đấm, một tay bao quanh tay còn lại ngay phía trên lỗ rốn.
- Xốc mạnh cho tới khi dị vật bị đẩy ra khỏi đường hô hấp, hoặc khi người bị nạn có thể tự thở hoặc tự ho.
Với phụ nữ mang thai hoặc người béo phì: đặt tay lên phía trên, ngay phía dưới xương sườn thấp nhất.
Với trẻ em: bạn hãy giữ trẻ như trong hình dưới đây, lưu ý không bịt miệng hoặc làm tổn thương tới cổ.
 8 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết
Đấm bằng ức bàn tay vào lưng trẻ 5 lần, với lực không quá mạnh. Trọng lực và lực từ bàn tay bạn có thể sẽ làm dị vật thoát ra. Nếu dị vật không thoát ra, chuyển sang tư thế sau đây:
 8 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết
Sau đó, dùng 2 hoặc 3 ngón tay nhấn vào phía dưới xương sườn cho tới khi dị vật thoát ra.

Cứu người chết đuối

Chết đuối là một trong các loại tai nạn gây chết người phổ biến nhất. Nếu bạn không có kỹ năng bơi cứu nạn, bạn phải lưu ý rằng bơi ra cứu người là giải pháp cuối cùng. Hãy ghi nhớ trình tự sau đây: "Với tay, ném, chèo thuyền, bơi ra".
 8 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết
1. Với tay: nếu người bị nạn ở gần thành bể bơi hoặc cầu neo, hãy nằm thẳng trên mặt đất và cố với tay ra phía người bị nạn. Nếu ở gần bạn có cành cây, gậy dài, khăn tắm…, hãy sử dụng chúng để với về phía người bị nạn. Nếu cần thiết, hãy giữ một tay vào thành bể và xuống nước với tay về phía người bị nạn.
2. Ném: Nếu có phao cứu nạn thì hãy ném cho người bị nạn ngay lập tức.
3. Chèo thuyền: Nếu có thuyền, hãy chèo thuyền ra phía người bị nạn.
4. Bơi: Bơi ra để cứu người là giải pháp cuối cùng. Nếu có thể, hãy mang theo phao cứu nạn để kéo người bị nạn vào. Hãy cố gắng tiếp cận người bị nạn từ phía sau. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể phải đánh mạnh vào mặt người bị nạn để người đó bất tỉnh hoặc bị choáng; sau đó tiếp cận từ phía sau và ôm người đó bơi vào bờ. Người bị đuối thường hoảng loạn, nếu không tiếp cận đúng cách người này có thể gây nguy hiểm cho chính bạn.

Sơ cứu người bị chảy máu nhiều

 8 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết
Có rất nhiều loại chảy máu, trong đó nguy hiểm nhất là đứt động mạch. Trong mọi trường hợp, điều đầu tiên bạn phải làm là cầm máu. Sau khi rửa sạch tay và đeo găng y tế (túi ni lông sạch, mỏng cũng là một lựa chọn tốt), bạn cần:
1. Cho người bị nạn nằm xuống và lấy chăn bao phủ người họ. Nâng cao phần bị mất máu lên phía trên.
2. Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. TUYỆT ĐỐI KHÔNG cố gắng loại bỏ các dị vật quá lớn hoặc đâm quá sâu.
3. Dùng vải sạch hoặc bông băng áp chặt lên vết thương trong vòng ít nhất là 20 phút (không mở ra xem máu đã ngừng chảy hay chưa).
4. Thêm bông băng nếu cần thiết.
5. Nếu máu không ngừng chảy, ép động mạch tại các vị trí sau:
- Chặn vị trí phía trên khuỷu tay và dưới nách.
- Chặn vị trí phía sau đầu gối, gần háng.
Xoa để đưa động mạch tại các khu vực này tới gần xương. Giữ ngón tay chắc. Với tay còn lại, giữ chắc trên vết thương.
6. Chỉ khi máu đã ngừng chảy, bất động phần cơ thể bị thương và băng vết thương lại.

Sơ cứu vết bỏng

 8 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết
Các vết bỏng lớn, nghiêm trọng sẽ cần tới sự trợ giúp của các bác sĩ, song bạn cũng nên thực hiện các bước sau:
- Rót nước vòi lạnh lên vết thương trong 10 phút.
- Lau vết thương với khăn thấm nước lạnh. KHÔNG bôi đá, bơ hay bất kì thứ gì khác lên vùng da bị bỏng.
- Làm sạch da bằng xà phòng và nước vòi.
- Uống thuốc giảm đau có chứa acetaminophen (ví dụ như Panadol) hoặc ibuprofen.
Bạn không cần băng bó các vết bỏng nhẹ. Thời gian rửa bằng nước lạnh cũng có thể kéo dài trong 20 phút, và bạn cũng nên cởi bỏ bớt quần áo, đồ trang sức xung quanh.
Hiện tại, các biện pháp chữa "mẹo" như sữa chua, lòng trắng trứng, khoai tây, dầu ăn… chưa được kiểm chứng. Bạn cũng có thể bôi bơ lên vết bỏng do dầu hắc gây ra, song trong các trường hợp khác, bạn không nên áp dụng "mẹo" này.

Đỡ đẻ khẩn cấp trong xe ô tô (và các vị trí khác)

 8 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết
Bạn rất có thể sẽ không bắt gặp trường hợp này, song kỹ năng cấp cứu vẫn là tối cần thiết. Thực tế, quá trình sinh nở sẽ diễn ra hoàn toàn tự nhiên, song bạn cũng cần nắm vững các bước sau đây:
1. Tính thời gian co thắt tử cung: Nếu sản phụ có cơn co tử cung khoảng 3-5 phút một lần, mỗi lần từ 40 đến 90 giây, càng ngày càng xuất hiện nhiều và co thắt mạnh hơn trong vòng 1 giờ, rất có thể sản phụ sắp sinh. Điều này sẽ xảy ra với các bà mẹ sinh lần đầu.
2. Đỡ đầu của đứa bé khi nó chui ra khỏi bụng mẹ.
3. Lau khô và giữ ấm đứa trẻ. Không vỗ mông đứa bé, song bạn cũng cần lấy các chất lỏng (nếu có) ra khỏi mồm đứa trẻ.
4. Trên sợi rau, cách đứa bé khoảng vài cm, dùng một sợi dây (ví dụ dây giày) để thắt rau lại.
5. Bạn không cần phải cắt rau, trừ trường hợp cách bệnh viện quá xa (khoảng vài giờ di chuyển). Nếu cần thiết, thắt chặt sợi rau ở vị trí cách người mẹ vài cm và cắt khu vực ở giữa 2 nút thắt.
Trong trường hợp đứa bé thò chân ra trước, bạn cũng có thể áp dụng các bước trên.

Di chuyển những người có cân nặng lớn hơn bạn

 8 kỹ năng cấp cứu cơ bản ai cũng nên biết
Thông thường, bạn cần để nguyên người bị thương tại chỗ để đợi bác sĩ tới. TUYỆT ĐỐI không di chuyển những người bị thương phần đầu, cổ và cột sống. Trong các trường hợp khác, bạn có thể phải di chuyển người bị nạn tới nơi an toàn. Nếu người bị nạn quá nặng, sau đây là cách di chuyển họ:
1. Quay người bị nạn về phía mình, kéo tay họ quàng lên vai mình
2. Quì xuống hoặc ngồi xổm xuống, sao cho phần bụng-ngực người bị nạn nằm trên vai của bạn.
3. Giữ thẳng hông và đứng dậy. Không nghiêng người về phía trước để tránh bị chấn thương lưng.
4. Người bị nạn sẽ nằm trên vai bạn và bạn có thể di chuyển ra xung quanh.
Nguồn : http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/50605_8-ky-nang-cap-cuu-co-ba-n-ai-cu-ng-nen-bie-t.aspx